• Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả
Kinh tế và tiêu dùng
  • Kinh Tế – Xã Hội
  • Người Tiêu Dùng
  • Thị Trường
  • Du Lịch
  • Doanh Nghiệp
  • Bất Động Sản
  • Xe – Công Nghệ
  • Thời Trang
  • Đời Sống
Kinh tế và tiêu dùng
Không có kết quả
Xem tất cả

Trang chủ » KINH TẾ - XÃ HỘI » Vòng luẩn quẩn trong chính sách tiếp cận vốn

Vòng luẩn quẩn trong chính sách tiếp cận vốn

BanBienTap Đăng bởi BanBienTap
15:15:14 26-05-2023
trong KINH TẾ - XÃ HỘI, TIN CHÍNH

Doanh nghiệp các ngành xuất khẩu đang đối diện khó khăn do thiếu đơn hàng. Để vượt qua, họ rất cần được hỗ trợ vốn song việc tiếp cận vốn lại không hề dễ.

Vòng luẩn quẩn trong chính sách tiếp cận vốn
Share on FacebookShare on Twitter

4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu của nhiều ngành hàng đều ghi nhận mức sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó ngành gỗ chỉ đạt kim ngạch 3,9 tỷ USD, giảm 30,4%; thủy sản đạt trên 2,6 tỷ USD, giảm trên 30%; dệt may cũng chỉ ở mức khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước (trị giá tuyệt đối giảm gần 3 tỷ USD); tương tự giày dép cũng hụt hơi cả tỷ USD và chỉ mang về 6,13 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ… Những con số kể trên cho thấy, xuất khẩu các ngành hàng đang rất khó khăn, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm giờ làm để có thể duy trì sản xuất chờ thị trường phục hồi.

Tuy vậy, theo cộng đồng doanh nghiệp thì trong lúc khó khăn như hiện nay thì lãi suất ngân hàng lại tăng cao, kéo theo đó là chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng lên, tạo áp lực lớn cho họ trong giai đoạn này.

Bối cảnh khó khăn đó mặc dù các doanh nghiệp đều cố gắng tìm mọi cách tiết giảm chi phí, dùy trì hoạt động song câu chuyện hàng bán chậm, tồn kho tăng cao khiến họ thiếu vốn đã xảy ra phổ biến. Mong mỏi của doanh nghiệp lúc này là được tiếp cận vốn với chính sách “dễ thở” hơn, để họ có thể xoay sở trả lương giữ chân người lao động cũng như giữ cho nhà máy sản xuất luôn “sáng đèn”.

Bàn về lãi suất và tiếp cận vốn ngân hàng, ông Trần Quốc Mạnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Sản xuất – Thương mại Sadaco (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ rằng, các doanh nghiệp tiếp cận vốn đã khó nay lại thêm lãi cao nên hành trình tiếp cận vốn càng gian nan hơn. “Với mặt bằng lãi vay đang ở mức 8% như hiện nay là quá cao và doanh nghiệp cũng không thể hấp thụ được”- ông Mạnh bày tỏ.

Theo ông Mạnh thì các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đang gặp khó về đầu ra, chi phí sản xuất lại đang tăng theo giá điện, tiền lương… Do đó mức lãi 8% đối với sức khỏe của doanh nghiệp trong buối cảnh hiện nay cũng không đủ sức hấp thụ.

Điều quan trọng thứ 2 với vốn và lãi là các điều kiện cho vay không được hạ thấp mà lại thắt chặt trong khi thực tế không thể phủ nhận là doanh nghiệp đang ngày càng khó khăn và càng khó đáp ứng các tiêu chuẩn được được vay vốn hơn. Chính vì vậy mà việc tiếp cận vốn ngày càng khó khăn hơi đối với các doanh nghiệp đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp đang cần được hỗ trợ.

Thậm chí ngay cả với những ngành hàng hiện đang là điểm sáng trong xuất khẩu như lúa gạo, dù sẵn có hợp đồng, thị trường rộng mở nhưng quá trình tiếp cận vốn cũng gian nan không kém. Minh chứng là rất nhiều doanh nghiệp lúa gạo đang trông chờ được vay vốn tín dụng để thu mua lúa vụ Hè Thu sắp tới nhưng không được, do ngân hàng không thể chủ động mở thêm hạn mức tín dụng (theo thời điểm) cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, theo phản ánh của các doanh nghiệp ngành lúa gạo thì với đặc thù sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, việc duy trì mức dự trữ lưu thông 5% theo quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP cũng gây áp lực khá lớn lên doanh nghiệp.

Trên thực tế thời gian vừa qua câu chuyện khó tiếp cận vốn vay, lãi vay còn cao hay các gói tín dụng dù đưa ra nhưng doanh nghiệp vẫn không dễ để tiếp cận đã không còn mới. Và nhiều doanh nghiệp đã rất mệt mỏi, họ không còn muốn “kêu” nữa mà thay vào đó tự điều chỉnh lại hoạt động, hạn chế đầu tư mới hoặc cắt giảm hết những chi phí có thể. Chính vì vậy, đối với cộng đồng doanh nghiệp, điều quan trọng nhất lúc này là tạo điều kiện cho họ được tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp, để từ đó doanh nghiệp thoát khỏi vòng luẩn quẩn không thể tiếp cận vốn như hiện nay.

Nguồn : Mai Ca/congthuong.vn
Thẻ: chính sách tiếp cận vốnngành xuất khẩusản phẩm xuất khẩutiếp cận vốn
BanBienTap

BanBienTap

Tin liên quan

No Content Available
Bài kế
Hàng chục ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất trong một ngày

Hàng chục ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất trong một ngày

Tin mới nhất

Savico Giữ Vững Vị Thế Dẫn Đầu Giai Đoạn 2025 – 2030, Tiếp Tục Đầu Tư Phát Triển Đại Lý Geely Và Các Thương Hiệu Mới

Savico Giữ Vững Vị Thế Dẫn Đầu Giai Đoạn 2025 – 2030, Tiếp Tục Đầu Tư Phát Triển Đại Lý Geely Và Các Thương Hiệu Mới

1 ngày trước
Hiệp Hội Kế Toán Và Kiểm Toán Việt Nam (Vaa) Khai Trương Văn Phòng Đại Diện Phía Nam Tại TP.HCM Và Ký Kết Hợp Tác Với Các Đối Tác

Hiệp Hội Kế Toán Và Kiểm Toán Việt Nam (Vaa) Khai Trương Văn Phòng Đại Diện Phía Nam Tại TP.HCM Và Ký Kết Hợp Tác Với Các Đối Tác

2 ngày trước
Khi mạng xã hội trở thành hướng dẫn viên du lịch thế hệ mới

Khi mạng xã hội trở thành hướng dẫn viên du lịch thế hệ mới

3 ngày trước
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “vượt dốc” đầu năm

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “vượt dốc” đầu năm

3 ngày trước
Thanh lọc các chốt chặn an toàn

Thanh lọc các chốt chặn an toàn

3 ngày trước

TIN ĐỌC NHIỀU

Áp lực của thị trường tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất và SVB

Áp lực của thị trường tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất và SVB

15/03/2023
Giảm VAT 2%: Cần kéo dài thời gian áp dụng để đạt hiệu quả cao

Giảm VAT 2%: Cần kéo dài thời gian áp dụng để đạt hiệu quả cao

23/05/2023
Thủ tướng yêu cầu xử lý các ngân hàng yếu kém trong năm 2023

Thủ tướng yêu cầu xử lý các ngân hàng yếu kém trong năm 2023

20/12/2023
LV, Gucci vạ lây vì khủng hoảng ngành ngân hàng

LV, Gucci vạ lây vì khủng hoảng ngành ngân hàng

22/03/2023
Phát triển bền vững là cơ hội để tiếp tục tồn tại và tăng trưởng mà không huỷ hoại môi trường và cộng đồng

Phát triển bền vững là cơ hội để tiếp tục tồn tại và tăng trưởng mà không huỷ hoại môi trường và cộng đồng

15/11/2023

KINH TẾ & TIÊU DÙNG

Diễn Đàn Kinh Doanh – Thương Hiệu – Sản Phẩm

www.kinhtetieudung.net

Liên hệ Ban Biên Tập:

Địa chỉ: 44 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Email: nhipsongtieudung@gmail.com

Hotline: 0764026985

CHUYÊN MỤC

  • Kinh Tế – Xã Hội
  • Người Tiêu Dùng
  • Thị Trường
  • Du Lịch
  • Doanh Nghiệp
  • Bất Động Sản
  • Xe – Công Nghệ
  • Thời Trang
  • Đời Sống

Kinh Tế & Tiêu Dùng giữ bản quyền trên website này.

  • Thỏa Thuận Sử Dụng
Không có kết quả
Xem tất cả
  • Kinh Tế – Xã Hội
  • Người Tiêu Dùng
  • Thị Trường
  • Du Lịch
  • Doanh Nghiệp
  • Bất Động Sản
  • Xe – Công Nghệ
  • Thời Trang
  • Đời Sống
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

Kinh Tế & Tiêu Dùng giữ bản quyền trên website này.