Vào ngày Tết Dương lịch, người lao động sẽ được nghỉ làm và được hưởng nguyên lương. Doanh nghiệp (DN) điều động đi làm phải có sự đồng ý của NLĐ. Nếu DN ép NLĐ làm việc vào ngày lễ Tết mà không được sự đồng ý thì sẽ bị phạt tiền.
Phạt tiền từ 5 đến 75 triệu đồng nếu ép người lao động đi làm
Cụ thể, Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ sẽ phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi như thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật. Hoặc huy động NLĐ làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Trong trường hợp NLĐ đồng ý đi làm ngày Tết Dương lịch thì thời gian làm việc tối đa là 12 giờ/ngày. Tại điểm b khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Lao động, phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định.
Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 NLĐ. Từ 10 – 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ. Phạt từ 20 – 40 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ. Phạt từ 40 – 60 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ. Đặc biệt phạt 60 – 75 triệu đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.
Đi làm Tết Dương lịch được hưởng lương như thế nào?
Do đặc thù tính chất công việc nên nhiều DN sẽ chủ động đề nghị NLĐ đi làm để đảm bảo sản xuất kinh doanh.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, NLĐ làm việc vào ngày nghỉ lễ thì được hưởng ít nhất bằng 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Như vậy, NLĐ đi làm dịp Tết Dương lịch 2024 sẽ được hưởng ít nhất 400% lương, trong đó tiền làm thêm giờ tính ít nhất 300% lương.
Cũng tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường. Đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.